TOP 5 cách kiểm tra cấu hình máy tính chính xác nhất

kiem-tra-cau-hinh-may-tinh-win-10

Trong quá trình lắp đặt và nâng cấp các trang thiết bị, phụ kiện, bạn luôn luôn cần phải nghiên cứu cấu hình của máy tính. Từ đó, rút ra được máy tính của bạn đang trong tình trạng như thế nào, mạnh hay yếu, cần thay đổi gì. Các thông số trên cũng xác định cho bạn biết loại thiết bị nào sẽ phù hợp với máy tính của bạn. Cùng Tùng Phát Computer khám phá top 4 cách kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản và chính xác nhất ngay dưới đây nhé. Tùng Phát Computer đơn vị cung cấp dịch vụ sửa máy tính chuyên nghiệp tại Tp HCM

System-Properties
System-Properties

1. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng System Properties

Có một cách rất đơn giản cho việc kiểm tra cấu hình máy tính của bạn trên Win 7, Win 8 và Win 10. Đó là sử dụng ngay chức năng trên hệ điều hành Windows. Bạn sẽ không phải cài đặt những phần mềm phức tạp mới có thể xem cấu hình của máy tính. Tùng Phát Computer sẽ chỉ cho bạn các bước để thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn click chuột phải vào My Computer hoặc This PC, chọn Properties.

Bước 2: Cửa sổ System Properties xuất hiện. Đến đây là bạn có thể xem những thông tin của cấu hình máy tính như sau: Thông số CPU, RAM, hệ điều hành đang dùng (Win 7, Win 8 hay Win 10), trạng thái bản quyền Windows. 

Dxdiag
Dxdiag

2. Sử dụng câu lệnh Dxdiag để kiểm tra cấu hình máy.

Cùng với cách làm trên, Windows cũng cho phép bạn sử dụng câu lệnh đơn giản Dxdiag để truy cập vào thông tin cơ bản của máy tính. Ưu điểm của cách thức này là bạn không phải cài thêm hay thực hiện quá nhiều bước phức tạp để xem thông tin của máy.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại RUN, sau đó bạn nhập “dxdiag” và nhấn OK, bạn nhấn Yes khi có thông báo xuất hiện.

Bước 2: Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện lên. Bạn sẽ thấy những thông số về CPU, RAM, phiên bản Windows… ở tab System. Bạn chuyển sang tab Display để xem thông số card màn hình, dung lượng card.

CPU-Z
CPU-Z

3. Sử dụng phần mềm kiểm tra cấu hình máy CPU-Z

Cho đến thời điểm hiện tại, CPU-Z là phần mềm được hầu hết người dùng PC và laptop tin dùng. Nhờ vào độ chính xác và chi tiết của thông tin mà nó mang lại. 

CPU-Z cũng khá đơn giản để cài đặt và khởi động. Nó không tốn quá nhiều dung lượng trong bộ nhớ máy nên bạn có thể yên tâm cài đặt.

Bước 1: Tải phần mềm CPU-Z về và cài đặt.

Bước 2: Sau đó mở phần mềm lên bạn sẽ thấy có rất nhiều tab và mỗi tab sẽ cho bạn biết chi tiết thông số của máy tính.

Bước 3: Bạn chỉ cần để ý đến tab CPU và bạn sẽ thấy được tên CPU, tốc độ chạy và đặc biệt bạn sẽ biết thông số Cores và Threads.

msinfo32
msinfo32

4. Kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32

Trên bàn phím bạn nhấn tổ hợp phím cửa sổ + R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy.

Nhập lệnh xem thông tin máy tính: Nhập msinfo32

Cửa sổ System Information hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản Windows 32bit hay 64bit, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,…

Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái.

PowerShell
PowerShell

5. Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng PowerShell

PowerShell là mã lệnh thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, nhiều người dùng gặp khó khăn trong việc đọc các thông tin cần thiết trong câu lệnh này. Do nó được viết dưới dạng ngôn ngữ lập trình, không quen sẽ không hiểu được.

Làm theo các bước sau để xem thông số kỹ thuật PC bằng PowerShell:

Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm powershell, sau đó chọn Run as administrator.

Bước 2: Nhập lệnh bên dưới, sau đó nhấn Enter:

Get-ComputerInfo

Command-Prompt
Command-Prompt

6. Kiểm tra thông số phần cứng máy tính với Command Prompt

Đây là lệnh Command Prompt bạn phải biết vì nó là một trong những cách nhanh nhất để kiểm tra thông số kỹ thuật máy tính. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm command prompt, sau đó chọn Run as administrator.

Bước 2: Nhập systeminfo và nhấn Enter.

Command Prompt sẽ hiển thị thông tin về phần mềm và phần cứng máy tính của bạn, chẳng hạn như Windows 10 và thông tin cập nhật, RAM, chi tiết mạng, v.v…

Control-Panel
Control-Panel

7. Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng Control Panel

Mặc dù mọi người thường sử dụng Control Panel để thay đổi cài đặt hệ thống hoặc kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để xem thông số kỹ thuật máy tính một cách nhanh chóng. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm “control panel” và chọn kết quả phù hợp nhất.

Bước 2: Nhấp vào menu View by và chọn Large icons hoặc Small Icons.

Bước 3: Nhấp vào System. Thao tác này sẽ mở ra một cửa sổ mới hiển thị thông tin về thiết bị và thông số kỹ thuật Windows 10 của bạn.

5/5 - (2 bình chọn)
0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x