Bất kì doanh nghiệp, công ty nào hiện nay cũng có mong muốn gia nhập vào những hình thức lưu trữ, hệ thống nền tảng theo những cách làm hiện đại và theo xu thế.

Mô hình Server công ty
Để có thể đáp ứng được những nhu cầu cần thiết về website của công ty cũng như trang nội bộ, những trang quảng cáo sản phẩm, dịch vụ được tối ưu và hiện đại thì việc thiết lập máy chủ cho công ty là một trong những công việc cực kỳ cần thiết. Trong bài viết này, Tungphatcomputer cùng với mọi người tìm hiểu về các loại máy chủ server.
Các loại máy chủ Server
Dedicated server – Máy chủ dùng riêng
Máy chủ dùng riêng Dedicated server (tên gọi khác: Máy chủ vật lý) sở hữu các thiết bị phần cứng độc lập tách biệt, có tốc độ xử lý dữ liệu và thông tin rất cao, bên cạnh đó băng thông của website cũng được đáp ứng ở mức tối đa nên có thể phục vụ một số lượng lớn các khách hàng khác nhau trong cùng một thời điểm.

Máy chủ trong công ty
Tuy nhiên, đây cũng chính là “gót chân Achilles” chi phối khả năng mở rộng của nền tảng lưu trữ, do chi phí tương đối cao cũng như sự phức tạp để có thể thay thế các thiết bị phần cứng khiến nó là một rào cản khá lớn với người dùng.
Không những vậy, để có thể duy trì Dedicated server, chủ doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản khá lớn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và chi phí vận hành gồm:
- Chi phí để thuê hoặc mua máy chủ vật lý,
- Chi phí để thuê mặt bằng lắp đặt hệ thống máy chủ,
- Chi phí tiền điện và hệ thống mạng,
- Chi phí tiền lương cho đội ngũ IT vận hành và bảo trì hệ thống…
Loại hình máy chủ này có lẽ sinh ra đã dành cho những công ty lớn và có nguồn vốn tài chính dồi dào mới có thể cân được hết những yêu cầu trên.
Một yếu tố khác khiến hệ thống Dedicated server không hay được các công ty lựa chọn đó chính là tính an toàn cho dữ liệu của loại hình server này không cao. Mọi dữ liệu đều được lưu trữ trên máy chủ vật lý, có thể sẽ đem lại rủi ro mất dữ liệu khi hệ thống phần cứng gặp vấn đề và khó để khắc phục.
Ngoài ra, việc backup lưu trữ dữ liệu của hình thức này cũng khá phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn so với cloud server và VPS. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp khá e dè khi lựa chọn cách lưu trữ dữ liệu có phần truyền thống này.
VPS (Virtual Private Server) – Máy chủ riêng ảo
VPS là máy chủ riêng ảo được khởi tạo và hoạt động bằng cách chia sẻ tài nguyên cùng các VPS khác trên một máy chủ vật lý lớn. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn tách biệt, gồm một CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng.
Doanh nghiệp khi sử dụng sẽ phải chi trả chi phí cho một bộ cấu hình máy chủ server hoàn chỉnh VPS này.

Dedicated Server và VPS Server
Việc tăng giảm tài nguyên trên dạng máy chủ riêng ảo VPS sẽ nhanh hơn và ít tốn kém hơn rất nhiều so với loại máy chủ vật lý phía trên, tuy nhiên người dùng cũng sẽ bị giới hạn trong cấu hình của máy chủ vật lý.
Nếu cần cấu hình server lớn hơn sẽ tốn thời gian, công sức cũng như thêm chi phí để nâng cấp máy chủ mẹ. Thêm vào đó, hoạt động của VPS cũng bị ảnh hưởng bởi độ ổn định của máy chủ vật lý đã tạo ra nó.
Máy chủ vật lý lớn gặp trục trặc cũng có thể gây nên mất dữ liệu ở hệ thống con và hệ thống VPS cũng phải dừng hoạt động.
Tuy nhiên, nếu bỏ qua các điểm trừ nhẹ phía trên thì VPS vẫn là một lựa chọn không tồi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chúng có thể tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành và đầu tư hạ tầng so với máy chủ.
Cloud Server – Máy chủ ảo đám mây
Sinh sau đẻ muộn nhất so với hai hệ thống trên, Cloud Server – máy chủ ảo đám mây có thể khắc phục được các nhược điểm khó thay đổi của dạng máy chủ truyền thống và VPS và hiện nay nó nghiễm nhiên trở thành nền tảng máy chủ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới công nghệ hiện nay, phù hợp với nhiều công ty lớn hay nhỏ.
Cloud Server có thể lưu trữ dữ liệu và hoạt động trên hệ thống hạ tầng điện toán đám mây, giúp toàn bộ hệ thống được hoạt động ổn định.

Cloud Server
Khác với VPS hoạt động phụ thuộc vào máy chủ mẹ cố định, tất cả các thành phần thuộc hệ thống Cloud Server đều được thiết lập dự phòng, backup với tính năng tự động thay thế khi gặp các sự cố, đảm bảo hệ thống thông tin của doanh nghiệp, công ty và người dùng luôn an toàn và có thể truy cập một cách nhanh chóng nhất.
Đối với hai dạng VPS và máy chủ vật lý, nguồn tài nguyên chứa dữ liệu là có giới hạn. Nếu muốn mở rộng hay thu hẹp tài nguyên, bạn phải mất nhiều thao tác, làm tốn nhiều thời gian, kinh phí và vẫn gặp phải một số rủi ro có thể làm gián đoạn công việc.
Với Cloud Server, việc nâng hay hạ cấp tài nguyên lại rất đơn giản và được chủ động ngay tức thì. Hơn nữa, khả năng nâng cấp tài nguyên, dung lượng lớn hơn nhiều so với VPS và máy chủ vật lý nhờ nền tảng đám mây hiện đại.
Qua bài viết trên chia sẻ bên trên, mọi người có thể đã hiểu hơn được về các loại máy chủ server. Tungphatcomputer có các dịch vụ IT doanh nghiệp , nếu cần hỗ trợ hãy gọi theo Hotline:
