Phần mềm Jira là một công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho những ai làm quản lý. Với công cụ này, bạn có thể dùng để kiểm soát, quản lý những vấn đề trong một dự án. Hãy cùng Tùng Phát Computer xem Jira có đặc điểm gì và hỗ trợ được gì cho bạn nhé.
Jira là gì?
Đây là tên một phần mềm công cụ quản lý do Atlassian tạo ra. Ban đầu phần mềm Jira được tạo ra để quản lý các lỗi, vấn đề phát sinh của dự án. Tuy nhiên hiện nay Jira đã được nâng cấp trở thành một phần mềm giúp quản lý các dự án.

Tính năng của phần mềm Jira
Jira đã được cải tiến nhiều và được ứng dụng vào nhiều dự án ở nhiều lĩnh vực. Dưới đây là những tính năng khiến phần mềm này được ưa chuộng:
- Quản lý quá trình tiến hành dự án.
- Kiểm soát các lỗi, những vấn đề xảy ra khi thực hiện dự án.
- Sở hữu bộ lọc JIRA Query Language giúp lọc thông tin nhanh chóng.
- Lên kế hoạch cho công việc.
- Có đa dạng kiểu biểu đồ thống kê phù hợp với cách làm việc của người dùng.
- Có thể phối hợp với những nền tảng khác.
- Sử dụng được trên nhiều hệ điều hành, nền tảng xử lý dữ liệu.

Lý do bạn nên dùng Jira
Jira được ưa chuộng vì mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích trong việc quản lý công việc Bạn có thể lên kế hoạch, phân chia trách nhiệm, vai trò cho các thành viên trong dự án. Không những vậy, Jira còn giúp bạn kiểm soát, quản lý các kết quả, tiến trình, cũng như những vấn đề phát sinh.
Phần mềm này có nhiều công cụ hỗ trợ như bộ lọc JIRA Query Language, nhiều loại biểu đồ và hơn 950 add on nâng cao. Bạn cũng có thể kết hợp Jira với các nền tảng khác để sử dụng theo cách của riêng mình. Có được phần mềm này, việc quản lý của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Các thành phần có trong phần mềm Jira
- Roles: Role là nơi để xác định những thành viên nào sẽ tham gia dự án và có vai trò gì. Các thành viên này có thể tạo ra các Resource Allocation và Project team cho phần việc của mình.
- Issue: Là các lỗi, các vấn đề phát sinh, liên quan đến dự án.
- Project: Project dùng để phân quyền quản lý cho các thành viên. Quản lý của nhóm nào sẽ được quyền quản lý các công việc và thành viên của nhóm đó.
- Component: Là nơi chứa các sản phẩm. Những sản phẩm này sẽ được thống kê từ kế hoạch doanh số.
- Workflow: Là nơi bạn có thể lên quy trình làm việc cũng như tổng quát được các bước thực hiện cho mỗi phần công việc.
- Priority: Cho thấy các lỗi đang ở mức độ nào. Lỗi càng có độ ưu tiên cao thì càng cần phải xử lý trước.
- Status: Thể hiện các vị trí trong workflow khi có vấn đề.

Ưu và nhược điểm của Jira
Mỗi phần mềm sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Để đánh giá một cách tổng quan nhất, bạn hãy xem những ưu và nhược điểm sau đây của phần mềm Jira.
Ưu điểm
Đâu tiên phải nói đến khả năng quản lý rất chi tiết của Jira. Việc phân chia công việc, vai trò và phân quyền có thể được thực hiện ở từng bộ phận, công việc nhỏ trong dự án. Tính năng này của phần mềm Jira giúp tránh việc bị rò rỉ thông tin giữa các bộ phận.và đảm bảo chỉ những thành viên trong dự án mới được truy cập vào kho dữ liệu.
Jira được tích hợp nhiều công cụ và có khả năng tương thích với nhiều hệ thống, Vì vậy bạn có thể mở rộng cách sử dụng phần mềm này theo nhiều kiểu. Jira có thể được sử dụng trên nhiều trình duyệt, hệ điều hành hoặc cơ sở dữ liệu. Thậm chí, các coder cũng có thể tích hợp phần mềm này vào cách trình phát triển dự án để làm việc và mở rộng.
Giao diện của Jira cũng rất thân thiện với người dùng. Bạn có thể dễ dàng thao tác hoặc lựa chọn kiểu biểu đồ sao cho thuận mắt nhất. Ngoài ra, phần mềm Jira còn tích hợp tính năng in dữ liệu để bạn có thể in ra giấy ngay lập tập.
Nhược điểm
Phần mềm này khá tốn chi phí. Hơn nữa, mỗi tháng bạn cần phải tốn thêm khoảng tiền gia hạn. Việc chuẩn bị, xây dựng dự án cũng khá tốn thời gian và công sức, thường là trên ba tháng. Vì thời gian kéo dài nên số tiền gia hạn sẽ càng cao. Vì thế phần mềm này chỉ phù hợp cho những dự án lớn.
Ngoài ra, phần mềm Jira chỉ hỗ trợ tiếng Anh. Việc tìm hiểu cách thức sử dụng cũng khá phức tạp nên cần phải tốn một quá trình nghiên cứu kỹ trước khi sử dụng.

Thuật ngữ trong phần mềm Jira bạn nên biết
Để sử dụng được tốt hơn, trước hết bạn nên biết một số thuật ngữ của phần mềm Jira. Những thuật ngữ tiêu biểu là:
- Sprint: Vòng lặp quy trình thực hiện các công việc từ bước lên kế hoạch cho đến khi hoàn thành sản phẩm.
- Backlog: Chứa các thông tin, đặc điểm của sản phẩm hoặc sprint.
- Scrum: Là nơi tạo ra sản phẩm nhờ vào nhiều lần thực hiện Sprint.
- Scrum of Scrums: Tương tự như Scrum nhưng có sự tham gia của nhiều đội và quy mô lớn hơn Scrum.
- Board: Hiển thị các bước công việc trong một quy trình tạo ra sản phẩm. Tùy mỗi bảng công việc khác nhau mà sẽ có các bước khác nhau.
- Burndown Chart: Thể hiện trong mỗi sprint lượng công việc cần phải hoàn thành theo ước tính và thực tế.
- Daily stand-up: Cuộc họp ngắn mỗi ngày.
- Epic: Gồm nhiều story nhỏ để tạo nên một user story lớn.
- Issue: Được tính là một quy trình công việc từ khởi tạo đến khi hoàn thành. Không lặp lại như Sprint.
- Swimlane: Phân loại ưu tiên các công việc.
- Velocity: Tính toán lượng công việc của một team trong một khoảng thời gian.
- Cumulative Flow Diagram (CFD): Biểu đồ trạng thái của các mục công việc trong một khoảng thời gian.
- Iteration: Dự án được thực hiện bằng cách lặp lại các bước.
- Wallboard: Bảng thể hiện dữ liệu quan trọng của hoạt động và đội thực hiện hoạt động đó.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phần mềm Jira. Với phần mềm này, bạn có thể quản lý những dự án lớn một cách hiệu quả. Nếu đang có ý định xây dựng một dự án và cần một phần mềm quản lý, bạn hãy thử sử dụng phần mềm này nhé. Ngoài ra, những phần mềm hỗ trợ dự án khác sẽ còn được cập nhật thường xuyên nên hãy theo dõi Tùng Phát Computer để nắm bắt những thông tin mới nhất.