Linux là gì ?
Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở.
Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.

Linus Torvalds cha đẻ hệ điều hành Linux
Ban đầu, Hệ điều hành Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unixđộc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.
Hệ điều hành Linux được phân ra làm nhiều nhánh như: Ubuntu, Linux Mint, Centos… nhưng thông dụng nhất hiện nay đang là Ubuntu.

Giao diện hệ diều hành Linux Ubuntu
Ưu Điểm và nhược điểm của hệ điều hành linux.
+ Ưu điểm của hệ điều hành linux:
Khi Tìm hiểu về hệ điều hành Linux, bạn sẽ thấy nó sở hữu khá nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Hệ điều hành miễn phí.
Với bản chất là một mã nguồn mở, Linux được phát triển “free” cho người sử dụng. Người dùng có thể nhìn thấy hầu như mọi dòng code trong Linux. Trong khi đó, Windows bản quyền và bộ Office bản quyền sẽ phải mất khoảng vài triệu để sở hữu tương tự. Sử dụng Linux, bạn sẽ được sử dụng miễn phí tất cả các tính năng kèm bộ ứng dụng cho người dùng văn phòng miễn phí. Học tập, xem phim, nghe nhạc, chat…, mọi hoạt động bạn không phải lo lắng gì về vấn đề bản quyền nữa.
- Hỗ trợ tốt cho lập trình viên – quản trị mạng
Hệ thống Linux hoạt động ổn định, hiệu năng cao. Do đó, hệ điều hành Linux hỗ trợ tốt cho nhiều công việc, đặc biệt là đối với những công việc đòi hỏi tính ổn định hệ thống cao như quản trị mạng, lập trình viên.
- Tính Bảo mật cao, hạn chế sự tấn công của các mã độc và virus.
Nếu như trên Windows, những con virus, mã độc, … luôn là thứ khiến bạn phải chật vật đối mặt thì hệ điều hành Linux sẽ mang lại cho bạn cảm giác an toàn. Điều tuyệt vời là tất cả bọn chúng đều không thể hoạt động được trên nền tảng này. Công việc của bạn chỉ là xóa khi thấy bọn chúng trong USB hay ổ cứng di động (ổ cứng SSD).
- Tính Linh hoạt
Trên hệ điều hành Linux, nếu bạn có nhiều hiểu biết về nó, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa theo ý mình, còn trên Windows, nếu không có sự chấp thuận của Microsoft bạn sẽ không được phép làm điều đó. Hơn nữa, hệ điều hành Linux còn mang lại sự tương thích với rất nhiều môi trường khác nhau và đây là một môi trường lý tưởng cho các lập trình viên cũng như các nhà phát triển.
- Hoạt động tốt trên máy tính có cấu hình thấp.
Khi window tung ra các bản năng cấp phiên bản hệ điệu hình dẫn đến việc chúng ta phải nâng cấp về phần cứng máy, đối với laptop có cấu hình không đủ, thì người dùng buộc phải sử dụng phiên bản cũ, và không có được sử trải nghiệm về tính năng mới từ window. Còn đối với hệ điều hành Linux thì không, hệ điều hành này có thể vận hành ổn định, trơn tru khi nâng cấp lên phiên bản mới. Vì hệ điều hành Linux tương đối gọn nhẹ, và không tốn nhiều tài nguyên của máy.

Ưu điểm và nhược điểm của hệ diều hành Linux
+ Nhược Điểm của hệ điều hành Linux.
Dù có nhiều ưu điểm nhưng Linux vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.
- Ít ứng dụng hỗ trợ trên Linux. Thậm chí, có một vài nhà sản xuất còn không có driver hỗ trợ trên nền tảng hệ điều hành Linux.
- Mất thời gian làm quen với Linux nếu trước đấy bạn đã quen dùng các hệ điều hành khác.
Tuỳ vào tính chất, nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn một hệ điều hành thích hợp với mình. Mọi thắc xinh liên hệ đến Tùng Phát Computer để giải đáp thắc mắc.