Cách sử dụng hàm Vlookup chi tiết 【Có ví dụ cụ thể】

Nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên…. không ai là không biết đến phần mềm Excel. Không chỉ thống kê dữ liệu một cách khoa học, Excel còn giúp bạn có thể sắp xếp, xử lý dữ liệu nhanh chóng nhất. Với các hàm vô cùng đơn giản, Excel khiến công việc trở nên dễ dàng, khoa học hơn rất nhiều. Trong đó, Vlookup là hàm đặc trưng nhất và hữu ích nhất của phần mềm Excel. Tuy nhiên, rất ít người biết và sử dụng được hết các chức năng của VLOOKUP. Hãy cùng Tùng Phát Computer xem qua bài viết cách sử dụng hàm Vlookup này nhé.

Hãy liên hệ ngay với dịch vụ sửa máy tính chuyên nghiệp của Tùng Phát Computer để khắc phục kịp thời các vấn đề về phần cứng, phần mềm máy tính, laptop, cài windows online, phá pass excel, phá pass windows 10, nâng cấp SSD, khôi phục dữ liệu ổ cứng…

I. Hàm Vlookup là gì?

Về cơ bản, Vlookup là một công thức hàm trong phần mềm Excel. Nó giúp dò tìm, thống kê dữ liệu theo nhu cầu của người sử dụng. Vlookup làm việc với các cơ sở dữ liệu, danh sách các hạng mục trong bảng thống kê để đưa ra câu trả lời phù hợp dựa trên câu lệnh. Các dữ liệu này có thể là các con số, tên liên quan tới công việc và học tập của bạn.

Khái niệm về hàm vlookup
Khái niệm về hàm vlookup

Ở ví dụ trên đây, bảng thống kê biểu thị các thông tin của sản phẩm.

Xem thêm >>>  [Tip] Phá Pass Excel ? Cách Bỏ Protect Workbook Trong Excel

II. Công thức chung của các hàm Vlookup 

Bất kỳ hàm nào thuộc Excel đều có công thức chung để người dùng có thể áp dụng. Vlookup cũng thế. Tùng Phát Computer xin đưa ra công thức cho hàm Vlookup để bạn có thể tham khảo:

=VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])

Trong đó:

  • Vlookup: Tên của hàm
  • lookup_value: Giá trị để dò tìm các dữ liệu trong bảng
  • table_array: “Tọa độ” của bạn chứa giá trị mà bạn muốn dò tìm. “Tọa độ” này thường được để trước dấu $
  • col_index_num: Thứ tự của cột chứa các giá trị cần thống kê, dò tìm trên table_array. Ví dụ trong bảng $A$3:$E$40, cột B chứa giá trị cần dò tìm thì col_index_num ở đây sẽ là 2; bảng $C$3:$F$40, cột E chứa giá trị dò tìm, thì col_index_num ở đây là 3.
  • range_lookup: Phạm vi giới hạn tìm kiếm. Trong đó, câu lệnh TRUE được quy định là số 1, FALSE được quy định là số 0. Đây là tham số cố định trong công thức, không thể thay thế.

III. Hướng dẫn cách sử dụng hàm Vlookup kèm ví dụ

1. Hàm Vlookup để đánh giá xếp loại của các học sinh, sinh viên

Để bạn có thể dễ hiểu hơn về các công dụng của Vlookup, Tùng Phát Computer sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể. Dưới đây, ta có bảng điểm học sinh:

Dùng hàm Vlookup để đánh giá xếp loại học sinh
Dùng hàm Vlookup để đánh giá xếp loại học sinh

Và bảng quy định học lực xếp loại

Bảng quy định xếp loại học lực
Bảng quy định xếp loại học lực

Với những bảng thống kê này, ta sẽ xếp loại các học sinh theo học lực. Bảng thống kê trên đã được xếp loại từ thấp tới cao. Vì vậy, ta có thể sử dụng cách dò tìm tương đối

Sử dụng cách dò tìm tương đối
Sử dụng cách dò tìm tương đối

Ở bảng tính này, giá trị cần dò tìm nằm ở cột C, bắt đầu từ dòng thứ 6. Phạm vi tìm kiếm là $A$18:$B$21, thứ tự cột chứa giá trị dò tìm là 2.

Xem thêm >>>  Các công thức excel cơ bản thông dụng trong kế toán [Tip]

Tại ô D6, bạn nhập vào công thức: =VLOOKUP($C6,$A$18:$B$21,2,1). Đây là công thức dò tìm tương đối, tuy nhiên bạn có thể thực hiện dò tìm tuyệt đối nếu muốn (hoặc do bảng xếp loại chưa được sắp xếp theo thứ tự) bằng cách thêm 0 vào công thức như thế này: =VLOOKUP($C6,$A$18:$B$21,2,0). Nhấn Enter.

Nhập hàm vlookup như trên và nhấn enter
Nhập hàm vlookup như trên và nhấn enter

Nhấp chọn vào ô D6, rê chuột vào góc dưới bên phải sao cho xuất hiện ô vuông nhỏ, bạn nhấp chuột vào đó, giữ chuột và kéo dọc xuống hết bảng để sao chép công thức xếp loại cho những học sinh còn lại.

Nhấp chọn vào ô D6 và sao chép cho các ô còn lại
Nhấp chọn vào ô D6 và sao chép cho các ô còn lại

Khi đó, kết quả dùng hàm VLOOKUP ở trên dùng xếp loại học lực học sinh như sau

Kết quả dùng hàm vlookup ở trên ta có kết quả như hình
Kết quả dùng hàm vlookup ở trên ta có kết quả như hình

2. Vlookup để dò tìm tuyệt đối dữ liệu

Để ví dụ về cách dò tìm tuyệt đối dữ liệu, ta có bảng tính về nhân viên như sau

Bảng tính dữ liệu về nhân viên
Bảng tính dữ liệu về nhân viên

Để điền những địa chỉ quê quán cho các nhân viên. Tại ô D4, bạn nhập vào công thức dò tìm tuyệt đối như sau: =Vlookup($A4,$A$16:$C$25,2,0)

Lấy giá trị quê quán của các nhân viên ta dùng hàm vlookup như trong hình
Lấy giá trị quê quán của các nhân viên ta dùng hàm vlookup như trong hình

Rồi nhấn Enter. Nhấp vào ô D4, rê chuột xuống góc dưới phải giữ chuột và kéo xuống toàn bảng để sao chép công thức cho các nhân viên khác.

Kéo xuống để sao chép công thức cho các nhân viên khác
Kéo xuống để sao chép công thức cho các nhân viên khác

Để điền thông tin trình độ cho các nhân viên, tại ô E4 bạn nhập vào công thức dò tìm tuyệt đối: =VLOOKUP($A4,$A$16:$C$25,3,0)

Tại ô E4 bạn nhập công thức dò tìm tuyệt đối
Tại ô E4 bạn nhập công thức dò tìm tuyệt đối

Bạn tiếp tục nhấn Enter. Sau đó kéo xuống để sao chép công thức cho những nhân viên còn lại, ta sẽ được kết quả giống hình dưới đây:

Sau đó sao chép công thức cho các ô còn lại ta được kết quả như hình
Sau đó sao chép công thức cho các ô còn lại ta được kết quả như hình

3. Vlookup để trích xuất cơ sở dữ liệu

Từ ví dụ trên, ta có kết quả là tên 3 nhân viên. Vậy làm sao để trích xuất các dữ liệu quê quán của các nhân viên này ra?

Xem thêm >>>  Hướng dẫn dùng 4 hàm nối chữ trong Excel từ cơ bản đến nâng cao

Chúng ta sẽ thực hiện việc dò tìm này trên bảng A3:E13, sau khi đã được điền quê quán và trình độ. Lúc này, bạn nhập công thức dò tìm tuyệt đối sau vào ô G16: =VLOOKUP($F16,$B$3:$E$13,3,0) và nhấn Enter.

Nhập hàm vào ô G16 và nhấn Enter
Nhập hàm vào ô G16 và nhấn Enter

Sử dụng công thức này cho 2 nhân viên còn lại ta được kết quả như dưới đây

Sử dụng công thức cho các nhân viên còn lại ta được kết quả như hình
Sử dụng công thức cho các nhân viên còn lại ta được kết quả như hình

Trong ví dụ này, giá trị cần dò tìm nằm ở cột B, nên vùng dò tìm ta tính từ cột B mà không tính từ cột A.

Với những ví dụ trên, Tùng Phát Computer mong rằng có thể cung cấp cho bạn về các cách sử dụng của hàm Vlookup. Hàm Vlookup không phải hàm khó. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, bạn sẽ phải thay đổi công thức sao cho phù hợp để cho ra kết quả đúng nhất. Hãy nghiên cứu kỹ những ví dụ trên để hiểu rõ hơn về hàm Vlookup nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo