Cách cài win 10 bằng USB Đơn Giản Hướng Dẫn Cài Win 10 Từ A – Z

cài win 10 bằng usb

Cách cài Win 10 luôn luôn là một vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Họ , băn khoăn không biết nên cài Win 10 bằng USB, bằng đĩa hay các phần mềm khác. Có thể nói, cài lại Win 10 bằng USB đơn giản và tiện dụng nhất. Hãy cùng Tùng Phát Computer nhận cài win máy tính tại nhà sẽ hướng dẫn cách cài Win 10 bằng USB trên laptop đơn giản nhất.

Có thể bạn cần :

Hướng dẫn cài win 7 bằng USB Chi Tiết Nhất

Ưu điểm khi áp dụng cách cài Win 10 bằng USB

Không phải tự nhiên mà người ta lại sử dụng cách cài Win 10 bằng USB. Nó vừa đơn giản mà mang lại nhiều ưu điểm cho người sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Cách cài Win 10 bằng USB vô cùng dễ dàng, dễ thực hiện. Người yếu về công nghệ thông tin cũng có thể làm theo được. Phương thức này cũng có thể được cài đặt cho nhiều thiết bị.
  • Phương thức này không cần phải cài đặt quá nhiều ứng dụng, phần mềm khác nhau. 
tạo usb cài win 10
tạo usb cài win 10

Yêu cầu cấu hình trước khi cài lại Win 10 bằng USB

Không phải tất cả các đời máy đều có thể cài lại Win 10 bằng USB. Windows 10 là bản mới nhất vào năm 2020. Nó đòi hỏi cấu hình máy tính hoặc laptop nhất định để chạy ổn định. 

  • Bộ vi xử lý: Tốc độ xử lý tối thiểu đạt 1GHz, hỗ trợ PAE, NX và SSE2.
  • Dung lượng RAM: Mức RAM tối thiểu phải 1GB (cho phiên bản 32bit) và 2GB (cho phiên bản 64bit)
  • Bộ nhớ trống tối thiểu: Yêu cầu bộ nhớ trống 16GB cho bản 32bit và 20GB cho phiên bản 64bit.
  • Cấu hình card đồ họa: Máy tính phải có Microsoft DirectX 9 với WDDM.

Hướng dẫn kiểm tra máy tính để cách cài lại Win 10 bằng USB

Trước khi tiến hành các bước cài lại Win 10 bằng USB. Cần phải lưu ý các bước này để cài đặt máy tính dễ dàng hơn. Như thế, máy tính của bạn mới có thể chạy đúng cấu hình và nhanh nhất được

chuẩn Legacy
chuẩn Legacy

Kiểm tra máy tính của bạn thuộc chuẩn Legacy hay UEFI

Để xem được máy tính của bạn đang ở chuẩn Legacy hay UEFI, hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run. Nhập vào cửa sổ dòng lệnh diskmgmt.msc rồi nhấn Enter.

Lúc này, cửa sổ Disk Management sẽ mở ra trên màn hình. Kéo cửa sổ này ra cho rộng hơn và nhấn vào phần Status để xem được đầy đủ các thông tin về máy. 

Khi đã thấy được đầy đủ các thông tin trên màn hình, hãy lựa chọn C để xem thông tin. Tại đây, màn hình sẽ cho bạn biết dung lượng sử dụng và còn trống tại ổ C. Hãy ghi nhớ điều này.

Cuối cùng, hãy để ý thật kỹ trong cột Status có ô nào có chữ EFI hay không. Nếu không, như vậy có thể thấy là máy tính của bạn đang ở chuẩn Legacy.

Hướng dẫn cách tạo USB Boot bằng Rufus

Rufus được rất nhiều người sử dụng với mục đích để hỗ trợ cài Win 10.  Cách sử dụng phần mềm này cũng khá đơn thuần. Sau khi tải phần mềm trên mạng về máy, bạn hãy giải nén file và cài đặt Rufus vào ngay Desktop của bạn cho dễ nhìn. Thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Cho USB kết nối với máy tính của bạn. Khởi động phần mềm Rufus lên. Để tất cả các bước đều diễn ra một cách nhanh chóng, hãy để file cài đặt Windows 10 dạng iso và phần mềm Rufus ở ngay Desktop. Ở một số máy, phần mềm tường lửa sẽ ngăn chặn Rufus can thiệp vào hệ thống. Vì vậy, hãy tắt nó đi.

tạo usb boot rufus bước 1
tạo usb boot rufus bước 1

Bước 2: Chọn Device. Hãy nhấn vào danh mục USB bạn đang sử dụng để tạo USB Boot Win 10. Sau đó, hãy nhấn vào mục Select để hoàn tất.

tạo usb boot rufus bước 2
tạo usb boot rufus bước 2
tạo usb boot rufus bước 3
tạo usb boot rufus bước 3

Bước 3: Mỗi người sẽ có mong muốn cài Windows 10 bản 32bit và 64bit khác nhau. Khi đã quyết định được, hãy thêm vào phần mềm Rufus

tạo usb boot rufus bước 4
tạo usb boot rufus bước 4
tạo usb boot rufus bước 5
tạo usb boot rufus bước 5
tạo usb boot rufus bước 6
tạo usb boot rufus bước 6

Chọn ngay mục Partition scheme and target system type để mở USB mà bạn muốn tạo. Lưu ý ở bước này: Trong trường hợp máy tính của bạn đạt chuẩn Legacy, hãy chọn mục MBR partition scheme for BIOS or UEFI-CSM. Ngược lại, nếu máy tính của bạn đang ở chuẩn UEFI, hãy chọn mục MBR partition scheme for UEFI.

Sau đó, chọn vào phần Start để bắt đầu quá trình. Nhớ rằng việc cài đặt sẽ xóa dữ liệu trong ổ cứng. Hãy sao lưu dữ liệu thật kỹ nhé

Hãy chờ cho máy tính của bạn cài đặt trong 20 đến 30 phút. Hãy chọn Close sau khi hoàn tất quá trình

Hãy mở USB đã tạo lên. Tìm trong thư mục file Autorun. Hãy kiểm tra xem nếu dung lượng của file Autorun ở 1kb có nghĩa là bạn đã thành công. Còn nếu nó lại có dung lượng là 0kb thì bạn phải làm lại từ đầu.

Tổng quan của việc cài Win 10 bằng USB 

Tùng Phát Computer sẽ hướng dẫn cho các bạn một cách tổng quan các bước phải thực hiện để cài Win 10 bằng USB. Bạn có thể nắm bắt được mình sẽ phải làm gì để chuẩn bị 1 cách tốt nhất.

  • Bước 1: Tải về file cài đặt Windows 10 dạng .iso
  • Bước 2: Dùng USB để tạo ra USB Boot file cài đặt Windows 10 vừa tải về.
  • Bước 3: Dùng USB Boot vừa tạo để thực hiện các bước cài đặt Win 10

Các bước cần chuẩn bị trước khi cài Win 10 từ ổ cứng

Trước khi đi vào chi tiết các bước để cài Win 10 từ ổ cứng, bạn cần tải file cài đặt Windows 10 dạng .iso. Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc USB có dung lượng hơn 4GB. Tạo USB Boot để cài đặt Windows 10. Các bước này được thực hiện giống hệt với việc tạo USB Boot trên Windows 7. 

Nếu muốn cài win 10 nhanh thì Anh/Chị nên cân nhắc mua ổ cứng SSD mới là sự lựa chọn hoàn hảo để cài đặt win 10

 

 

 

Hướng dẫn cách cài lại Win 10 bằng USB đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay

Phải nói trước, tốc độ cài lại Win 10 bằng USB sẽ tùy thuộc nhiều vào tốc độ đọc dung lượng và cấu hình cơ bản của máy tính. Thông thường, mức thời gian để cài lại Win 10 bằng USB kéo dài từ 20 đến 60 phút.

Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Cắm USB Boot vừa được cài đặt vào máy tính hoặc laptop của bạn.

hướng dẫn cài đặt win7 bằng USB
hướng dẫn cài đặt win7 bằng USB

Bước 2: Khởi động máy tính của bạn lên. Ngay khi màn hình máy tính bật lên, hãy nhấn tổ hợp phím để vào được menu Boot. Thông thường mỗi loại máy tính khác nhau được cài đặt phím tắt khác nhau là F8. F9, F10. Bạn có thể tìm kiếm ngay trên mạng để khám phá ra phím tắt này.

Ngay sau khi ấn, bạn sẽ thấy bảng hệ thống cài đặt của máy tính. Lúc này, hãy chọn tên USB của bạn để tiến hành cài lại Win 10.

Menu Boot là giao diện để điều chỉnh cài đặt. Khi vào được menu này, bạn có thể khởi động vào USB mình cài hoặc máy tính truy cập vào ổ cứng. 

 

Bước 3: Đầu tiên, hãy chọn vào phần Language to install. Có thể giữ nguyên ngôn ngữ English United States để dễ dùng. Sau đó, chọn định dạng thời gian cài đặt trong mục Time and currency format. Lúc này, vẫn nên giữ nguyên ở English United States. Sau đó, chọn tiếp định dạng của bàn phím ở mục Keyboard or Input method. Chọn Next để tiếp tục quá trình. 

Bước 4: Nếu bạn đã mua Key bản quyền hoặc copy được key trên mạng thì có thể nhập vào phần này để cài lại Win 10 bản quyền. Nếu không, hãy chọn Next để tiếp tục.

Bước 5: Đọc kỹ các điều khoản hiển thị trên cửa sổ. Sau đó, chọn I accept the license terms rồi nhấn Next để tiếp tục.

Bước 6: Chọn Custom để cài đặt hệ điều hành Windows 10. Trong trường hợp bạn đang có Windows 7, 8, 8.1, 10 thì hãy chọn Upgrade để nâng cấp lên phiên bản mới nhất. Các dữ liệu, phần mềm bạn đã cài trước đước đó sẽ không bị mất đi nên cứ yên tâm.

Tùng Phát Computer sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Windows 10 mới. Hãy chọn vào phần Custom.

Bước 7: Di chuyển đến phần ổ đĩa mà bạn muốn lưu trữ dữ liệu cài Windows. Chú ý một điều rằng khi đã format ổ đĩa thì tất cả các dữ liệu trong ổ đĩa này sẽ bị mất. Vì vậy, hãy sao lưu hết tất cả ổ đĩa mà bạn chọn sang ổ đĩa khác để tránh trường hợp mất dữ liệu.

Sau các bước trên, hãy chọn New để tạo phân vùng mới cho máy tính.

Hãy nhập dung lượng cần tạo ổ cứng của bạn (1024MB tương đương với 1GB). Trong trường hợp bạn có nhu cầu tạo ổ đĩa trống để chứa hệ điều hành có dung lượng là 60GB thì hãy nhập 61.4040 MB. Chọn Apply để lưu lại và tiếp tục.

Một số bạn khi thực hiện bước này sẽ xảy ra lỗi không thể chọn New được. Để giải quyết vấn đề, bạn sẽ phải chọn Format để xóa đi dung lượng phân vùng bạn vừa tạo. Máy tính sẽ hỏi bạn có muốn thực hiện bước này không. Hãy nhấn Ok.

Tuy lập ra dung lượng trống là 61.4040 MB nhưng khi nhấn Ok để chuyển bước tiếp theo, máy tính sẽ tạo nhiều phân vùng trống khác nhau. Đừng xóa đi vì chúng rất quan trọng trong việc cài đặt. Hãy chọn phần phân vùng mà bạn muốn lưu trữ và cài đặt Win 1. Sau đó chọn Next để tiếp tục.

Bước 8: Quá trình cài Win 10 sẽ bắt đầu tự động. Quá trình này sẽ mất tầm khoảng 20 đến 60 phút tùy vào cấu hình của máy.

Bước 9: Sau khi cài đặt xong, máy sẽ khởi động lại. Lúc này, bạn sẽ phải cài đặt cơ bản lại cho máy.

Chọn ngôn ngữ United States cho máy. Chọn tiếp Yes để tiếp tục.

Chọn tiếp ngôn ngữ bàn phím là US rồi nhấn Yes.

Lúc này, máy tính sẽ yêu cầu bạn chọn bàn phím thứ 2. Nếu cảm thấy không cần thiết, hãy nhấn Skip để bỏ qua.

Một cửa sổ sẽ hiện ra hỏi về mục đích sử dụng máy tính của bạn. Ở bước này, hãy chọn Set up for personal use.

Khi ấy, máy tính của bạn sẽ yêu cầu tài khoản Microsoft. Nếu chưa có, hãy chọn Create account. Nếu không, bạn hãy chọn Offline Account để tạo tài khoản riêng mà không liên quan tới Microsoft. Chọn Next để tiếp tục.

Để tiết kiệm thời gian, không muốn tải và đồng bộ các ứng dụng mặc định của Microsoft, hãy chọn Limited experience.

Nhập vào tên máy tính và mật khẩu máy tính theo ý bạn.

Máy tính sẽ đưa ra các câu hỏi bảo mật và câu trả lời. Trong trường hợp bạn quên mật khẩu thì các câu hỏi này sẽ giúp bạn khôi phục lại. Vì vậy, hãy nhớ thật kỹ câu trả lời nhé. Sau đó chọn Yes để sang bước tiếp theo.

Chọn tiếp phần Accept.

Như vậy là bạn đã hoàn tất các bước cài Win 10 rồi đó. Hãy nhớ kết nối máy tính với Internet hoặc Wifi để máy tính có thể tải và cài đặt driver, các phần mềm cơ bản cần thiết.

Lời kết

Như vậy, Tùng Phát Computer đã hướng dẫn bạn chi tiết cách cài đặt Win 10 chi tiết nhất. Mong rằng các bạn sẽ thành công!

Rate this post
0 0 votes
Article Rating
Đăng ký
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x